Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Cách lựa măng cụt ngon


Cách lựa măng cụt ngon
Măng cụt đã vào mùa, nhưng không phải chị em nào cũng biết cách chọn được những trái măng cụt ngon.

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Măng cụt giúp hỗ trợ, phòng ngừa ung thư, giúp chống lão hóa, tinh thần hưng phấn, giảm cholesterol, hạ huyết áp…

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng có trong măng cụt giúp cho chị em phụ nữ mang bầu có thể ngăn ngừa tình trạng nóng trong và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ măng cụt còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cho mẹ bầu nữa.


Để biết cách măng cụt ngon không bị sâu hay hỏng bên trong, chị em có thể tham khảo những thông tin dưới đây nhé:

Cách chọn măng cụt

- Kích thước: Nên chọn quả măng cụt có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Như vậy quả sẽ có nhiều múi đặc ruột, không hạt sẽ ngon hơn loại măng cụt quả to, hạt cũng to, hơn nữa lại có một phần trắng bên trong nên không ngon bằng.

Cách lựa măng cụt ngon
Nên chọn quả măng cụt có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình

- Xem hoa thị: Ở dưới mỗi quả măng cụt có một bông hoa nhỏ. Số cánh hoa nhiều thì múi măng cụt nhiều và ngược lại. Kích cỡ cánh hoa cũng tỷ lệ thuận với độ lớn và đều của múi. Đây cũng là một trong những cách chọn măng cụt mà chị em cần lưu ý.

Cách lựa măng cụt ngon
Số cánh hoa thị bên dưới đáy quả măng cụt nhiều thì múi măng cụt nhiều và ngược lại 

- Vỏ: Quan sát vỏ măng cụt, loại măng cụt có vỏ rám nâu sẽ ngon hơn loại nâu đỏ.

Cách lựa măng cụt ngon
Cách lựa măng cụt ngon 

- Độ mềm: Nắn măng cụt thấy mềm đều, không được chỗ mềm chỗ cứng là được.

- Chọn theo mùa: Theo nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, măng cụt thường chỉ ngon khi vào giữa mùa.

Chị em hãy nhớ những thông tin này để có cách chọn măng cụt chuẩn nhất nhé!

Cách cắt và ăn măng cụt đúng cách

- Để cắt măng cụt, bạn cần sử dụng một con dao sắc để tách được lớp vỏ cứng bên ngoài. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt theo một đường tròn ngang chia đôi quả măng cụt (không cắt dọc quả măng cụt). Hãy nhớ là chỉ đưa lưỡi dao đủ sâu để không chạm vào phần thịt. Sau đó dùng tay tách đôi quả măng cụt ra và dùng dĩa để ăn.



Để ăn măng cụt, sử dụng dao sắc cắt theo một đường tròn ngang chia đôi quả măng cụt 

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Gỏi măng cụt - Đặc sản miệt vườn Thuận An Lái Thiêu


Gỏi măng cụt - Đặc sản Lái Thiêu
Gỏi măng cụt - Đặc sản Thuận An Lái Thiêu
Gỏi măng cụt với cơm măng giòn, ngọt kết hợp với vị béo của tôm, thịt, vị cay thanh của rau răm, vị cay nồng của nước mắm tỏi ớt sẽ thấm vào đầu lưỡi và âm thanh giòn tan của đậu phộng, bánh tráng sẽ tạo cho người dùng một cảm giác ngon khó tả !!

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Chè Măng Cụt - Cách 1

Chè măng cụt
Chè măng cụt


Thời gian chuẩn bị và chế biến: 10 - 20 phút
Khẩu phần 4 người

Nguyên liệu:

- 1kg măng cụt (nên chọn quả chín đỏ nhé)
- 150g đường phèn (1 cục khoảng nửa lòng bàn tay)
- 1/4 thìa cafe muối
- 1/2 ống va ni
- 1 bẹ 300g nha đam (lô hội)

Cách làm:

1. Măng cụt tách vỏ lấy ruột, bỏ hột. (măng cụt chín nên tách vỏ bình thường thôi) Nha đam lột vỏ cắt hạt lựu vừa ăn. Ướp măng cụt và nha đam với 1/2 lượng đường phèn. 

2. Bắc nồi nước nóng lượng nước vừa đủ, cho phần đường phèn còn lại vào, khuấy đều. Nước sôi và đường tan hết thì bớt lửa cho măng cụt và nha đam đã ướp vào, nêm ít muối, để lửa riu riu. Để lửa khoảng 3 phút thì cho va ni vào, nhắc xuống.

Nếu thích ăn lạnh thì bạn cho nhiều đường hơn, để nguội rồi múc đá vào thưởng thức ^^. Nếu bạn k thích dùng đá thì có để dùng đường vừa đủ thôi, cho vào tủ lạnh và dùng. Rất hợp lúc trời hanh nóng nhé, món này mát và thanh nhiệt cơ thể mà ! ^^

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Cách chế biến măng cụt

Trái Măng Cụt hay còn gọi là Trái Giáng Châu (cách gọi ở xứ Huế) có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và lạ miệng.
Để món ăn có hương vị thơm và tươi giòn chut ngọt đặc trưng, phải chọn những quả măng còn tươi sống hoặc còn vỏ điểm để chế biến (thường gọi là măng già *), còn những quả măng cụt chín đỏ hoặc trái măng điểm (**) khi làm gỏi sẽ bị mềm nát, không có hương vị thơm giòn chua ngọt đặc biệt nữa.


Gỏi măng cụt
Cách chọn quả măng cụt để làm gỏi

Cách chế biến măng cụt tươi sống
Cách sơ chế quả măng cụt tươi

Món gỏi măng cụt khác với những loại gỏi khác, bởi nó chỉ có khi mùa măng rộ. Gỏi măng muốn giòn, thơm, trái măng mới hái phải được gọt lấy ruột liền. Món gỏi này công phu ở chỗ công đoạn gọt vỏ măng sống. Những quả măng cụt còn tươi sống chứa rất nhiều mủ vàng rất dễ dính bám làm đen ố tay và quần áo, nhất là khi mủ măng bị dây lên áo quần sẽ rất khó giặt sạch.

Mẹo chế biến quả măng cụt tươi : Hãy gọt vỏ măng dưới vòi nước (hoặc gọt trong một thau nước lạnh), nước sẽ hoà tan mủ măng tươi và cuốn trôi khỏi thịt quả măng, sau đó cho thịt quả vào tô nước lạnh sạch có pha chút cốt chanh, như vậy thịt quả măng mới trắng trẻo, tươi giòn mà không bị thâm.

Với măng cụt còn tươi sống có thể bào sợi, nhưng nếu ai thích ăn vị ngọt của măng cụt có thể dùng măng cụt chín. Măng cụt chín thì chỉ cần tách vỏ, gỡ từng múi và ngâm trong nước đá lạnh có hòa đường để múi không bị đen.

Cách lựa măng cụt ngon
Cách lựa măng cụt ngon

Cách lựa măng cụt ngon


Để món gỏi ngon thì măng cụt phải được chọn lựa kỹ, tránh quả bị chai sượng (***) hay nhiều hạt. Mẹo chọn măng cụt ngon là những quả giữa mùa bao giờ vị cũng ngon nhất và ít mủ,  loại quả có vỏ rám nâu thì sẽ ngon và thơm hơn loại vỏ nâu đỏ, cuống trái lúc nào cũng tươi, quả mềm đều nhưng không bị dập…ấy mới là thứ quả ngon. Còn măng cuối mùa (từ giữa tháng 7 trở đi - còn gọi là "măng vét vườn") không những không to mọng mà còn nhiều mủ.

Những món gỏi làm từ măng cụt vị chua ngọt nhẹ, thơm giòn tạo cho người ăn cảm giác thích thú. Bên cạnh đó, vị cay thanh của rau răm, vị cay nồng của nước mắm tỏi, ớt thấm vào đầu lưỡi làm cho người ăn khó quên. Hy vọng 1 ngày các bạn sẽ đến thăm quê hương Lái Thiêu - Bình Dương mình để thưởng thức nhiều món ăn độc đáo làm từ măng cụt nhé. ^_^

* Măng cụt già : vỏ xanh nhưng bên trong ruột đã có vị ngọt
** Măng điểm : dù vỏ chưa chín nhưng đã có nhiều điểm đỏ trên vỏ quả
*** Măng cụt bị chai sượng : quả khi hái không cẩn thận hoặc do vận chuyển va đập mạnh, nắn bóp vào quả măng nhiều lần khiến vỏ quả có vẻ nhăn chai cứng (quả chín cũng vẫn có thể bị chai như thường)